Informed: Living Well

Phục hồi Sau Trầm cảm: Hướng dẫn Chăm sóc

Chăm sóc bản thân tốt là rất quan trọng trong thời gian hồi phục sau trầm cảm. Theo thời gian, các triệu chứng sẽ giảm dần khi biện pháp điều trị có tác dụng. Đừng nản chí. Thay vào đó, hãy tập trung năng lượng để tiến triển tốt hơn. Tâm trạng sẽ được cải thiện. Chỉ cần một thời gian. Tập trung vào những việc có thể cải...

Hướng dẫn Chăm sóc cho Quý vị

Chăm sóc bản thân tốt là rất quan trọng trong thời gian hồi phục sau trầm cảm. Theo thời gian, các triệu chứng sẽ giảm dần khi biện pháp điều trị có tác dụng. Đừng nản chí. Thay vào đó, hãy tập trung năng lượng để tiến triển tốt hơn.

Tâm trạng sẽ được cải thiện. Chỉ cần một thời gian. Tập trung vào những việc có thể cải thiện tâm trạng, chẳng hạn như ở bên bạn bè và gia đình, ăn uống tốt và nghỉ ngơi đầy đủ. Nhưng hãy làm từ tốn. Đừng làm quá nhiều và quá sớm. Quý vị sẽ bắt đầu cảm thấy cải thiện dần.

Chăm sóc theo dõi là một phần quan trọng cho việc điều trị và sự an toàn của quý vị. Đảm bảo sắp xếp và đến tất cả các buổi hẹn và gọi điện cho bác sĩ nếu quý vị có vấn đề. Quý vị cũng nên biết kết quả xét nghiệm của mình và giữ lại danh sách các loại thuốc mà quý vị dùng.

Cách quý vị có thể tự chăm sóc bản thân tại nhà?

Hãy thực tế

  • Nếu có việc lớn phải làm thì hãy chia nhỏ thành các bước nhỏ hơn để có thể xử lý và chỉ làm trong khả năng của quý vị.
  • Quý vị có thể hoãn đưa ra quyết định quan trọng cho đến khi chứng trầm cảm của quý vị khỏi hẳn. Nếu quý vị có kế hoạch sẽ tác động lớn đến cuộc sống của mình, chẳng hạn như kết hôn, ly hôn hoặc thay đổi công việc, thì hãy cố đợi thêm một thời gian. Nói chuyện với bạn bè và người thân là những người có thể giúp quý vị nhìn nhận thấu đáo.
  • Gặp gỡ mọi người để nhờ giúp đỡ là rất quan trọng. Đừng tự cô lập bản thân. Hãy để gia đình và bạn bè giúp đỡ. Tìm người nào đó mà quý vị có thể tin tưởng để tâm sự và nói chuyện với người đó.
  • Hãy kiên nhẫn và đối xử tốt với bản thân. Hãy nhớ rằng trầm cảm không phải là lỗi của quý vị và không phải là thứ mà quý vị có thể vượt qua chỉ bằng ý chí. Điều trị là biện pháp rất quan trọng đối với trầm cảm, giống như đối với bất kỳ bệnh nào khác. Cần có thời gian để cải thiện và tâm trạng của quý vị sẽ cải thiện từng chút một.

Luôn năng động

  • Duy trì sự bận rộn và hoạt động ngoài trời. Đi dạo hoặc thử một số bài tập nhẹ khác.
  • Hãy thảo luận với bác sĩ về một chương trình tập thể dục. Tập thể dục có thể giúp giảm chứng trầm cảm nhẹ.
  • Đi xem phim hoặc hòa nhạc. Tham gia vào một hoạt động của nhà thờ hoặc các cuộc hội họp xã hội khác. Đi xem một trận bóng.
  • Mời một người bạn ăn tối cùng với quý vị.

Tự chăm sóc bản thân mình

  • Thực hiện một chế độ ăn uống cân bằng với nhiều trái cây và rau củ tươi, ngũ cốc nguyên cám và protein nạc. Nếu không thấy ngon miệng thì hãy ăn bữa ăn nhỏ thay cho bữa ăn chính.
  • Tránh sử dụng thuốc cấm hoặc cần sa và uống rượu. Không dùng thuốc chưa được kê toa cho quý vị. Chúng có thể ảnh hưởng đến các loại thuốc đang dùng để điều trị trầm cảm hoặc có thể làm cho chứng trầm cảm trở nặng.
  • Dùng thuốc chính xác theo toa. Quý vị có thể bắt đầu cảm thấy cải thiện trong 1 đến 3 tuần dùng thuốc chống trầm cảm. Nhưng có thể mất đến 6 đến 8 tuần để thấy cải thiện nhiều hơn. Nếu có thắc mắc hoặc lo ngại về các loại thuốc của mình hoặc nếu không thấy bất kỳ cải thiện nào sau 3 tuần thì hãy trao đổi với bác sĩ của quý vị.
  • Tiếp tục dùng thuốc sau khi các triệu chứng của quý vị đã cải thiện. Dùng thuốc trong ít nhất 6 tháng sau khi cảm thấy cải thiện có thể giúp quý vị không bị trầm cảm trở lại. Nếu đây không phải là lần đầu tiên quý vị bị trầm cảm thì bác sĩ có thể khuyên quý vị nên dùng thuốc lâu hơn.
  • Nếu quý vị gặp bất kỳ tác dụng phụ nào do dùng thuốc thì hãy báo cho bác sĩ. Nhiều tác dụng phụ là nhẹ và sẽ tự hết sau khi quý vị dùng thuốc trong một vài tuần. Một số tác dụng phụ có thể kéo dài hơn. Hãy trao đổi với bác sĩ nếu tác dụng phụ gây quá khó chịu. Quý vị có thể thử một loại thuốc khác.
  • Tư vấn liên tục. Tư vấn có thể giúp phòng ngừa trầm cảm quay trở lại, nhất là khi quý vị đã bị trầm cảm nhiều lần. Hãy trao đổi với bác sĩ tư vấn nếu quý vị gặp khó khăn khi tham dự các buổi tư vấn hoặc nghĩ rằng các buổi tư vấn không hiệu quả. Đừng bỏ ngang.
  • Ngủ đủ giấc. Trao đổi với bác sĩ nếu quý vị đang gặp vấn đề về giấc ngủ.
  • Không dùng thuốc ngủ trừ khi được bác sĩ kê toa để điều trị trầm cảm. Thuốc ngủ có thể khiến quý vị uể oải trong ngày và có thể tương tác với các loại thuốc khác mà quý vị đang dùng.
  • Nếu quý vị có bất kỳ bệnh nào khác, như tiểu đường, bệnh tim hoặc huyết áp cao, thì hãy tiếp tục điều trị. Báo cho bác sĩ biết tất cả các loại thuốc đang dùng, kể cả những loại kê toa hoặc không kê toa.

Nơi nhận trợ giúp 24 giờ/ngày, 7 ngày/tuần

Nếu quý vị hoặc người mà quý vị biết nói về việc tự tử, tự làm hại bản thân, khủng hoảng về sức khỏe tâm thần, khủng hoảng do sử dụng chất gây nghiện hoặc bất kỳ loại tổn thương tâm lý nào thì hãy tìm người trợ giúp ngay lập tức. Quý vị có thể:

  • Gọi Đường dây Trợ giúp về Tự tử và Khủng hoảng theo số 988.
  • Gọi số 1-800-273-TALK (1-800-273-8255).
  • Nhắn tin HOME đến số 741741 để truy cập vào Đường dây Tin nhắn về Khủng hoảng.

Hãy lưu những số này vào điện thoại của mình.

Truy cập vào 988lifeline.org để biết thêm thông tin hoặc trò chuyện trực tuyến.

Khi nào nên gọi trợ giúp?

Gọi 911 bất cứ lúc nào nếu nghĩ là mình cần chăm sóc khẩn cấp. Ví dụ như hãy gọi nếu:

  • Cảm thấy muốn tự làm đau bản thân hoặc làm đau người khác.
  • Một người mà quý vị biết bị trầm cảm và đang định hoặc đang tìm cách tự tử.

Nơi nhận trợ giúp 24 giờ/ngày, 7 ngày/tuần

Nếu quý vị hoặc người mà quý vị biết nói về việc tự tử, tự làm hại bản thân, khủng hoảng về sức khỏe tâm thần, khủng hoảng do sử dụng chất gây nghiện hoặc bất kỳ loại tổn thương tâm lý nào thì hãy tìm người trợ giúp ngay lập tức. Quý vị có thể:

  • Gọi Đường dây Trợ giúp về Tự tử và Khủng hoảng theo số 988.
  • Gọi số 1-800-273-TALK (1-800-273-8255).
  • Nhắn tin HOME đến số 741741 để truy cập vào Đường dây Tin nhắn về Khủng hoảng.

Hãy lưu những số này vào điện thoại của mình.

Truy cập vào 988lifeline.org để biết thêm thông tin hoặc trò chuyện trực tuyến.

Gọi ngay cho bác sĩ hoặc tìm người chăm sóc y tế ngay lập tức nếu:

  • Quý vị nghe thấy âm thanh lạ ở trong đầu.
  • Một người mà quý vị biết bị trầm cảm và:
    • Bắt đầu vứt bỏ đồ đạc đi.
    • Sử dụng thuốc cấm hay uống quá nhiều đồ uống có cồn.
    • Nói hoặc viết về cái chết, gồm cả thư tuyệt mệnh hoặc nói chuyện về súng, dao hoặc thuốc.
    • Bắt đầu dành nhiều thời gian ở một mình.
    • Hành động rất hung hăng hoặc đột nhiên lại tỏ vẻ bình tĩnh.

Theo dõi chặt chẽ các thay đổi về sức khỏe và phải liên lạc với bác sĩ nếu:

  • Quý vị không khỏe lên như mong đợi.

Quý vị có thể tìm hiểu thêm ở đâu?

Truy cập https://www.healthwise.net/patientEd

Nhập N529 vào ô tìm kiếm để tìm hiểu thêm về "Phục hồi Sau Trầm cảm: Hướng dẫn Chăm sóc".

©2006-2023 Healthwise, Incorporated. Healthwise, Healthwise for every health decision, và lôgô Healthwise là các nhãn hiệu thương mại của Healthwise, Incorporated.

Hướng dẫn chăm sóc được điều chỉnh phù hợp theo giấy phép bởi chuyên gia chăm sóc sức khỏe của quý vị. Nếu quý vị có thắc mắc gì về một tình trạng bệnh lý hay về hướng dẫn này, luôn hỏi chuyên gia chăm sóc sức khỏe của mình. Healthwise, Incorporated từ chối mọi bảo đảm hay trách nhiệm pháp lý cho việc quý vị sử dụng thông tin này.

Terms of Use | Privacy Policy | More Information

bình luận:

Thank you for sharing