Informed: Living Well

Căng thẳng là cảm xúc khi phải xử lý nhiều việc hơn thông thường. Căng thẳng là một thực tế của cuộc sống đối với hầu hết mọi người và điều đó ảnh hưởng khác nhau tùy từng người. Điều gây ra căng thẳng cho quý vị có thể không gây căng thẳng cho người khác. Rất nhiều thứ có thể gây ra căng thẳng. Quý vị có thể cảm thấy...

Căng thẳng là gì?

Căng thẳng là cảm xúc khi phải xử lý nhiều việc hơn thông thường. Căng thẳng là một thực tế của cuộc sống đối với hầu hết mọi người và điều đó ảnh hưởng khác nhau tùy từng người. Điều gây ra căng thẳng cho quý vị có thể không gây căng thẳng cho người khác.

Rất nhiều thứ có thể gây ra căng thẳng. Quý vị có thể cảm thấy căng thẳng khi đi phỏng vấn xin việc, làm bài kiểm tra hoặc chạy một cuộc đua. Loại căng thẳng ngắn hạn này là bình thường và thậm chí còn hữu ích. Nó có thể hữu ích nếu quý vị cần phải làm việc chăm chỉ hoặc phản ứng nhanh chóng. Ví dụ: căng thẳng có thể giúp quý vị hoàn thành một công việc quan trọng đúng hạn.

Căng thẳng cũng có thể tồn tại trong một thời gian dài. Căng thẳng lâu dài là do các tình huống hoặc sự kiện căng thẳng. Ví dụ về căng thẳng lâu dài bao gồm các vấn đề sức khỏe lâu dài, các vấn đề kéo dài trong công việc hoặc xung đột trong gia đình. Căng thẳng lâu dài có thể gây hại cho sức khỏe.

Căng thẳng ảnh hưởng đến sức khỏe của quý vị như thế nào?

Khi bị căng thẳng, cơ thể sẽ phản ứng như thể quý vị đang gặp nguy hiểm. Căng thẳng sẽ tạo ra hormone làm tăng nhịp tim, khiến quý vị thở nhanh hơn và làm bùng nổ năng lượng. Điều này được gọi là phản ứng chống trả hay bỏ chạy. Nếu căng thẳng kết thúc nhanh chóng thì cơ thể quý vị sẽ trở lại bình thường và không gây tác hại nào.

Nhưng nếu căng thẳng xảy ra quá thường xuyên hoặc kéo dài quá lâu thì có thể có tác động xấu. Căng thẳng lâu dài có thể khiến quý vị có nhiều khả năng bị bệnh, và có thể khiến cho các triệu chứng của một số bệnh tồi tệ hơn. Nếu gồng cứng người khi bị căng thẳng thì quý vị có thể bị đau cổ, vai hoặc thắt lưng. Căng thẳng có liên quan đến huyết áp cao và bệnh tim.

Căng thẳng cũng gây hại cho sức khỏe cảm xúc của quý vị. Nó có thể làm cho quý vị bị ủ rũ, căng thẳng hoặc chán nản. Các mối quan hệ của quý vị có thể bị ảnh hưởng và quý vị có thể không làm tốt công việc hoặc học hành.

Quý vị có thể làm gì để kiểm soát căng thẳng?

Làm thế nào để thư giãn tâm trí

  • Viết. Viết ra những điều đang phiền muộn có thể có ích. Điều này giúp quý vị biết được mức độ cảm thấy căng thẳng và nguyên nhân gây ra căng thẳng. Khi biết điều này, quý vị có thể tìm thấy những cách tốt hơn để đối phó.
  • Hãy giải tỏa cảm xúc của quý vị. Nói chuyện, cười, khóc và thể hiện sự tức giận khi cần thiết. Nói chuyện với bạn bè, gia đình, cố vấn hoặc một giáo sĩ về cảm xúc của quý vị là một cách lành mạnh để giảm căng thẳng.
  • Làm việc mà quý vị thích. Ví dụ: nghe nhạc hoặc đi xem phim. Làm việc mình thích hoặc làm công việc tình nguyện.
  • Thiền. Thiền có thể giúp quý vị thư giãn, bởi vì thiền giúp quý vị không lo lắng về những gì đã xảy ra trước đó hoặc những gì có thể xảy ra trong tương lai.
  • Thực hiện kỹ thuật mường tượng có định hướng. Hình dung quý vị đang ở trong một môi trường thư thái. Quý vị có thể sử dụng băng ghi âm, sách hoặc một người để làm hướng dẫn.

Làm thế nào để thư giãn cơ thể

  • Làm việc tích cực. Tập thể dục hoặc hoạt động có thể giúp giảm căng thẳng. Đi bộ là một cách tuyệt vời để bắt đầu. Ngay cả các hoạt động hàng ngày như dọn dẹp nhà cửa hoặc làm việc ngoài sân vườn cũng có thể giúp ích.
  • Thực hiện bài tập thở. Ví dụ:
    • Từ tư thế đứng, gập người về phía trước từ thắt lưng, đầu gối hơi uốn cong. Thả lỏng cánh tay xuống gần sàn nhà.
    • Hít sâu và chậm rãi, đồng thời trở lại tư thế đứng. Cuối cùng, ngẩng đầu và thân lên chậm rãi.
    • Nín thở vài giây ở tư thế đứng.
    • Thở ra từ từ, đồng thời gập người từ thắt lưng về phía trước.
  • Thử tập yoga hoặc thái cực quyền. Những kỹ thuật này kết hợp tập thể dục và thiền. Có thể cần hướng dẫn một chút vào lúc đầu để nắm rõ những kỹ thuật đó.

Quý vị có thể làm gì để ngăn ngừa căng thẳng?

  • Quản lý thời gian. Điều này giúp quý vị có thời gian để làm những việc mình muốn và cần thiết.
  • Ngủ đủ giấc. Cơ thể sẽ phục hồi sau những căng thẳng trong ngày khi quý vị ngủ.
  • Yêu cầu trợ giúp. Gia đình, bạn bè và cộng đồng có thể tạo ra sự khác biệt trong cách quý vị trải qua căng thẳng.

Quý vị có thể tìm hiểu thêm ở đâu?

Truy cập https://www.healthwise.net/patientEd

Nhập N032 vào ô tìm kiếm để tìm hiểu thêm về "Tìm hiểu Về Căng thẳng".

Healthwise Staff

2023-02-26

©2006-2023 Healthwise, Incorporated. Healthwise, Healthwise for every health decision, và lôgô Healthwise là các nhãn hiệu thương mại của Healthwise, Incorporated.

Hướng dẫn chăm sóc được điều chỉnh phù hợp theo giấy phép bởi chuyên gia chăm sóc sức khỏe của quý vị. Nếu quý vị có thắc mắc gì về một tình trạng bệnh lý hay về hướng dẫn này, luôn hỏi chuyên gia chăm sóc sức khỏe của mình. Healthwise, Incorporated từ chối mọi bảo đảm hay trách nhiệm pháp lý cho việc quý vị sử dụng thông tin này.

Terms of Use | Privacy Policy | More Information

bình luận:

Thanks

Thank you for sharing

Yes, good ideas

Totally agreed. I try several ideas already. Glad I am on the right path to manage the stress.

Phương pháp này rất tốt cho những ai cần để khi gặp tình trạng căng thẳng làm ảnh hưởng đến sức khỏe